Những câu hỏi liên quan
Lan Ngọc Ninh Dương
Xem chi tiết
Linh Linh
25 tháng 3 2021 lúc 20:41

1.

 Đối với dân tộc Việt Nam:

- Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

- Người đã chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam

+ Tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin vào nước ta thông qua các sách báo như Người cùng khổ, Đường Cách Mệnh,....

+ Thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ( 6/1925)

- Với thiên tài và uy tín Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất ba tổ chức Cộng sản thành một chính Đảng duy nhất – Đảng Cộng Sản Việt Nam (6/1/1930)

- Đề ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam, vạch ra cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đó là Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt.

 Đối với cách mạng thế giới:

- Xây dựng mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng ở chính quốc...

- Cỗ vũ phong trào đấu tranh chống áp bức của các nước thuộc địa.

- Làm phong phú thêm kho tàng lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin.

Bình luận (1)
Linh Linh
25 tháng 3 2021 lúc 20:52

2.

Hoàn cảnh lịch sử:

- Cuối năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh trong đógiai cấp công nhân thật sự trở thành một lực lượng tiên phong.

- Năm 1929 ở nước ta lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản đã thúc đẩy phong trào cáchmạng phát triển, song cả ba tổ chức đều hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng củanhau, làm phong trào CM trong nước có nguy cơ bị chia rẽ lớn

- Được sự ủy nhiệm của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Aí Quốc đã chủ động triêụ tập các đạibiểu đến Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc). Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 6/1/1930
Nội dung:

- Tại Hội nghị, NAQ phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêngrẽ.

- Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một Đảngduy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam.

- Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt của Đảng do NguyễnÁi Quốc soạn thảo.

=> Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng CS Việt Nam

- Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng được thành lập, gồm 7 Ủy viên.

- 24/2/1930, theo đề nghị của Đông Dương CS Liên đoàn, tổ chức này được gia nhậpĐảng CS Việt Nam. Của Đảng (1960), quyết định lấy ngày 3/2 hằng năm là ngày kỷniệm thành lập Đảng.

- Sau này Đại hội Đại biểu toàn quốc lần III
Ý nghĩa:

Hội nghị đã thống nhất được các tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hộinghị mang tầm vóc của một Đại hội thành lập Đảng.
 

Bình luận (0)
Linh Linh
25 tháng 3 2021 lúc 20:55

3.

Hoàn cảnh:

Ngày 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng lần thứ 8 ở Pắc Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến 19/5/1941.

Nội dung:

-Khẳng định chủ trương đúng đắn của Hội nghị 6 và 7 nhưng đề cao hơn nữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc và đưa nhiệm vụ này lên hàng đầu.

-Tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”, giảm tô, giảm tức …

-Chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho từng nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

-Nhiệm vụ trung tâm của đảng trong giai đoạn này: chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang

-Bầu Ban Chấp hành Trung ương do Trường Chinh làm Tổng Bí thư.

-Ngày 19/05/1941, thành lập Mặt trận Việt Minh. Năm tháng sau, Tuyên ngôn, Chương trình, điều lệ Việt Minh được công bố chính thức.

Ý nghĩa:

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng lần thứ 8 có ý nghĩa quan trọng. Nghị quyết của Hội nghị lần 8 đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng đã đề ra ở Hội nghị Ban Chấp hàng Trung ương lần thứ 6 (11/1939). Nó có tác dụng quyết định trong việc vận động toàn đảng, toàn dân chuẩn bị tiến tới Cách mạng tháng Tám.

Bình luận (2)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
20 tháng 1 2017 lúc 5:16

* Bối cảnh lịch sử:

- Giữa lúc cách mạng miền Nam - Bắc có những bước tiến quan trọng. Đảng Lao động Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III.

- Đại hội họp từ ngày 5 đến ngày 10 - 9 - 1960 tại Hà Nội.

* Nội dung:

- Đại hội đề ra nhiệm vụ, chỉ rõ vị trí, vai trò, mối quan hệ giữa cách mạng miền Bắc và miền Nam:

     + Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.

     + Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.

     + Cách mạng hai miền có mối quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau.

- Đại hội đã thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng và thông qua kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) nhằm bước đầu xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

- Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương mới của Đảng, bầu Bộ Chính trị. Hồ Chí Minh đã được bầu lại làm Chủ tịch Đảng, Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

* Ý nghĩa

- Đánh dấu một bước phát triển mới của cách mạng nước ta do Đảng lãnh đạo. Đại hội đã đề ra được đường lối tiến lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và con đường giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- Là cơ sở để toàn Đảng và toàn dân ta đoàn kết chặt chẽ thành một khối, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện hoà bình, thống nhất nước nhà.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hà
Xem chi tiết
Đỗ Phương Nam
29 tháng 2 2016 lúc 15:09

-Hoàn cảnh lịch sử :

Giữa lúc cách mạng ở hai miền Nam –Bác có những bước tiến quan trọng, Đảng ta đã tiến hành Đại hội  đại biểu toàn quốc lần thứ III diễn ra từ ngày 5 đến 10-9-1960 ở Hà Nội.

           Nội dung Đại hội :

          Đại hội đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng  cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền, mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.

          Cách mạng XHCN ở miền Bắc có nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng cả nước. 

          Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.

          Cách mạng hai miền có quan hệ gắn bó mật thiết và tác động lẫn nhau nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hoà bình, thống nhất đất nước.

Đại hội thông qua kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 -1965).

Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, Lê Duẩn được bầu giữ chức Bí thư thứ nhất của Đảng.

 Ý nghĩa Đại hội : đường lối của Đại hội là kim chỉ nam là bó đuốc soi đường cho toàn Đảng và toàn dân ta xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà.

Bình luận (0)
Phan Thị Minh Trí
Xem chi tiết
Võ Bình Minh
29 tháng 2 2016 lúc 14:27

- Hoàn cảnh:

 Cuối 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh, trong đó giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng tiên phong.

 Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời năm1929 họat động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, làm phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn.

 => Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất Đảng ở Cửu Long (Hương Cảng) từ ngày 6/1/1930 đến ngày 7/2/1930.

- Nội dung hội nghị:

 Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc sọan thảo (là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng)

Thành lập ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng gồm 7 uỷ viên

Ngày 24-2-1930, Đông Dương cộng sản Liên đoàn được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (1960) quyết định lấy ngày 3-2 hàng năm là ngày kỉ niệm thành lập Đảng.

Ý nghĩa: thống nhất được ba tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị mang tầm vóc của một Đại hội thành lập Đảng.

 

 

 

Bình luận (0)
Đặng Như Quỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
29 tháng 6 2017 lúc 5:51

Đáp án: B

Bình luận (0)
Trương Văn Châu
Xem chi tiết
Đỗ Phương Nam
29 tháng 2 2016 lúc 15:06

            Đại hội họp từ ngày 11 đến 19-2-1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang, tham dự có 158 đại biểu chính thức, 53 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho hơn 76 vạn đảng viên.

- Nội dung Đại hội :

            Đại hội thông qua hai bản báo cáo quan trọng :

               Thông qua Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày đã tổng kết kinh nghiệm của Đảng qua các chặng đường lịch sử đấu tranh đã qua.

            Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày báo cáo "Bàn về cách mạng Việt Nam" nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam trong giaiđoạn tới.

             Đại hội quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng Mác -  Lênin riêng. Ở Việt Nam, Đại hội quyết định thành lập Đảng Lao động Việt Nam và đưa Đảng ra hoạt động công khai.

             Đại hội thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới, quyết định xuất bản báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng.

             Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị. Hồ Chí Minh được bầu giữ chức Chủ tịch Đảng, Trường Chinh được bầu lại làm Tổng Bí thư của Đảng.

- Ý nghĩa Đại hội :

Đại hội lần thứ II là mốc đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta, là "Đại hội kháng chiến thắng lợi".

   

Bình luận (0)
Đoàn Thị Hồng Vân
Xem chi tiết
Đỗ Xuân Long
29 tháng 2 2016 lúc 14:33

- Hoàn cảnh lịch sử phong trào dân chủ 1936-1939

       +  Tình hình thế giới :

 Những năm 1930, thế lực phát xít cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản chạy đua vũ trang, hoa binh the gioi bi de doa.

Tháng 7-1935, Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII hop xác định nhiệm vụ cua cach mang the gioi la chống chủ nghĩa phát xít, và nguy cơ chiến tranh, bảo vệ hòa bình, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi.

Tháng 6-1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành cải cách tiến bộ ở thuộc địa.

        +  Tình hình trong nước :

 Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương, cử Toàn quyền mới, nới rộng quyền tự do dan chu…=> Tao thuan loi cho cuoc dau tranh doi tu do ,dan chu cua nhan dan ta.

 Nhiều đảng phái chính trị ra doi , hoạt động, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng, nhưng Đảng Cộng sản Đông Dương là mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ, chủ trương rõ ràng.

       +  Về kinh tế

Trong nhung nam 1936-1939 Kinh tế Việt Nam co sụ phục hồi và phát triển nhưng chi tap chung vao mot so nganh dap ung nhu cau cua TDP va nhu cau phuc vu chien tranh.

Về  xã hội, đời sống đa số nhân dân khong duoc cai thien, canh doi kho no nan van dien ra o ca thanh thi va nong thon.:

=> Hầu hết các giai cấp, tầng lớp trong xã hội deu hăng hái tham gia đấu tranh đòi cải thiện đời sống, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình.

        -  Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7-1936 (chủ trương của Đảng )

        Tháng 7-1936, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, do Lê Hồng Phong chủ trì, họp ở Thượng Hải (Trung Quốc)

       -    Xác định:

- Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt cua cach mang  là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

- Kẻ thù trước mắt la thực dân phản động Pháp và tay sai.

- Phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.

- Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương. Sau đó, Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 3-1938, mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương đổi thành mặt trận Dân chủ Đông Dương.

 

Bình luận (0)
Minh Vượng
Xem chi tiết
Sky SơnTùng
25 tháng 1 2016 lúc 14:06

1.    Hoàn cảnh  :

–    Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời năm 1929 hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, làm phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn.
–    Nguyễn Ái Quốc được tin Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân liệt thành hai đảng cộng sản, liền rời khỏi Xiêm, sang Trung Quốc để thống nhất các tổ chức cộng sản.

2.    Nội dung hội nghị :

Với cương vị là phái viên của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ai Quốc triệu tập Hội nghị hợp nhất đảng ở Cửu Long (Hương Cảng) từ ngày 6/1/1930.
–    Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng lẻ và nêu chương trình hội nghị..
–    Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành đảng cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của đảng do Nguyễn Ai Quốc soạn thảo (Cương lĩnh chính trị dầu tiên của đảng cộng sản Việt Nam).
–    Ngày 08/02/1930, các đại biểu về nước. Ban chấp hành Trung ương lâm thời của đảng thành lập gồm 7 ủy viên do Trịnh đình Cửu đứng đầu.
–    Ngày 24/02/1930, đông Dương cộng sản Liên đoàn được kết nạp vào đảng cộng sản Việt Nam. Sau này, đại hội toàn quốc lần thứ III của đảng Lao động Việt Nam quyết định lấy ngày 3/2/1930 làm ngày kỉ niệm thành lập đảng.

3.    Ý nghĩa của Hội nghị :

Hội nghị có ý nghĩa như một đại hội thành lập đảng, thông qua đường lối Cách mạng (tuy còn sơ lược).

4.    Nguyên nhân thành công của hội nghị :

Giữa các đại biểu các tổ chức không có mâu thuẩn về ý thức hệ, đều có xu hướng vô sản, đều tuân theo điều lệ của quốc tế Cộng sản.  đáp ứng đúng nhu cầu thực tiễn của Cách mạng lúc đó.

Bình luận (0)